Gắn kết giữa doanh nghiệp và cơ sở đào tạo trong việc nâng cao chất lượng nhân lực

Trước cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 đang phát triển nhanh trên nhiều phương diện của đời sống xã hội, các cơ sở đào tạo cần linh hoạt trong việc thay đổi chương trình, mục tiêu đào tạo sao cho phù hợp với sự biến đổi của đời sống kinh tế – xã hội nói chung, nhà tuyển dụng nói riêng. Và để thực hiện được điều  này, không thể thiếu sự liên kết, đồng hành của các doanh nghiệp – nơi sử dụng các nguồn nhân lực.

Việt Nam vừa trải qua năm 2019 với rất nhiều khởi sắc với những thành tựu đáng mừng về sự phát triển kinh tế, và cũng là một năm đáng ghi nhận với những thành tích về Khoa học kỹ thuật. Có thể nói cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư đang phát triển mạnh mẽ trên toàn cầu và Việt Nam đang đứng trước cơ hội rất lớn trở thành trung tâm nghiên cứu phát triển của khu vực, chính vì thế mà nhu cầu sử dụng nguồn nhân lực có trình độ ở bậc thạc sĩ, tiến sĩ đối với các tập đoàn lớn, các doanh nghiệp trong và ngoài nước, các trường đại học, viện nghiên cứu ngày một tăng cao.

Để đáp ứng yêu cầu thực tế, chỉ có sự chủ động của các trường là chưa đủ vì thế mà doanh nghiệp – nơi sử dụng nhân lực không thể đứng ngoài hoạt động đào tạo và phát triển nhân lực. Ngoài ra, để tránh việc sử dụng nguồn nhân lực theo hình thức “săn bắt” hơn là “nuôi trồng” dẫn đến tình trạng một bộ phận lớn lực lượng lao động vẫn đang loay hoay tìm việc, trong khi các doanh nghiệp lại vẫn gặp khó khăn trong tuyển dụng thì việc phối hợp giữa hai bên sẽ giúp hiểu rõ được những được nhu cầu thực tiễn và tạo ra được những hoạt động thiết thực trong việc đào tạo cũng như sử dụng nhân lực.

Chương trình Trao học bổng cho những học viên xuất sắc nhất học theo chương trình thạc sĩ theo định hướng nghiên cứu của Trường ĐHBK Hà Nội là hoạt động nằm trong chương trình hợp tác giữa Tập đoàn Austdoor và trường Đại học Bách Khoa Hà Nội. Đây là năm thứ 3 hoạt động này được diễn ra nhằm hướng tới việc xây dựng nguồn nhân lực nòng cốt, chất lượng cao phục vụ xã hội. Tập đoàn Austdoor được biết đến là nhà sản xuất và cung cấp hàng đầu về cửa cuốn cùng nhiều các sản phẩm khác mang thương hiệu uy tín như Nhôm hệ Topal, Ngói thép và kèo nhẹ Eratek, cửa gỗ Huge.

Tập đoàn Austdoor dành tặng suất học bổng hơn 100 triệu đồng cho 3 học viên xuất sắc nhất học theo chương trình Thạc sĩ theo định hướng nghiên cứu của

Với những hoạt động có sự quan tâm doanh nghiệp và kết hợp với các cơ sở đào tạo nhân lực như thế này sẽ góp phần tạo nhiều cơ hội hơn cho các nhân lực chất lượng được đầu tư và quan tâm đúng mức để có thể phát huy được những lợi thế cũng như góp phần vào sự phát triển chung của đất nước. Không những vậy, đây còn là cách thắt chặt hơn quan hệ hợp tác giữa nhà sử dụng nguồn nhân lực và cơ sở đào tạo để cùng nhau phát triển khoa học, công nghệ, kỹ thuật phục vụ đất nước.

Các học viên trường Đại học Bách Khoa Hà Nội có cơ hội tham quan thực tế
hoạt động sản xuất tại nhà máy Austdoor chi nhánh Hưng Yên

Theo các chuyên gia, trên cơ sở thực tiễn, ở tại các cơ sở đào tạo cần nâng cao năng lực quản trị đại học, nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ, giảng viên; thay đổi phương thức giảng dạy theo hướng phát triển năng lực của người học, cung cấp cấp kỹ năng quan trọng trên nền tảng công nghệ thông tin và kết nối chặt chẽ với doanh nghiệp. Đồng thời các doanh nghiệp cũng cần có chiến lược “nuôi dưỡng”, “ươm mầm” tài năng tại các trường đại học bằng các hình thức cung cấp học bổng, tuyển dụng trước và sau tốt nghiệp, đặt hàng cơ sở đào tạo giải quyết những vấn đề cần thiết mà doanh nghiệp đang và sẽ có nhu cầu. Có như vậy, thì sự gắn kết giữa doanh nghiệp và cơ sở đào tạo sẽ rút ngắn được khoảng cách từ giảng đường tới thực tiễn, đồng thời tiến tới nhanh hơn mục tiêu xây dựng nguồn nhân lực chất lượng cao đáp ứng được nhu cầu theo sự phát triển không ngừng của đất nước trong một tương lai không xa.

© Tạp chí kiến trúc