7 bí quyết để KTS trẻ được tuyển dụng sau tốt nghiệp

Sinh viên kiến trúc có thể được ví như vận động viện marathon của giới học thuật. Họ luôn phải chiến đấu với môi trường khắc nghiệt, vượt qua những cơn thiếu ngủ, các trục trặc máy móc, mô hình gãy vụn hay cách sống sót qua những buổi bảo vệ “tàn bạo”.
Tuy nhiên, sự khắc nghiệt đó mới chỉ là sự khởi đầu sau khi tốt nghiệp. Giờ đây, bạn phải bước vào thế giới thực: Một nơi thật sự không khoan nhượng, nơi mà những khách hàng hay chê bai hay các nhà thầu khó tính đi qua đi lại liên tục.
Tạp chí Kiến trúc trân trọng giới thiệu bài viết đã đăng tải trên trang tin kiến trúc Architizer của “The Angry Architect” chia sẻ 7 bí quyết được đúc kết từ kinh nghiệm cá nhân của họ để sinh viên kiến trúc được tuyển dụng sau khi tốt nghiệp.

0a69ca01382d77759f589b4397ec63c3

1. Sơ yếu lý lịch chuẩn

Hồ sơ cá nhân luôn có vai trò quan trọng khi tìm việc, vì đó là yếu tố đầu tiên ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn người phù hợp với đơn vị tuyển dụng. “Chìa khoá” đầu tiên là hồ sơ phải súc tích, vì chẳng ai có đủ thời gian và sự quan tâm vào “câu chuyện” về cuộc đời bạn, tuy nhiên vẫn có thể có cơ hội nếu nó thật sự hấp dẫn.
Hơn nữa, hồ sơ phải gắn với các vấn đề thực tế như: Học vấn, kinh nghiệm và thông tin tham khảo, đi kèm với bản thông tin cá nhân tóm tắt và nhấn mạnh những điểm mạnh của bản thân. Sơ yếu lý lịch của bạn không nên dài hơn 2 trang giấy và nếu có thể thì hãy đưa khả năng đồ hoạ vào việc trình bày để tạo ấn tượng tốt cho người đọc.

6069cbb9f27ee12960411cad5cbddf7d

2. Xây dựng “portfolio” hoàn hảo

Giống như hồ sơ cá nhân, hãy chuẩn bị bản hồ sơ năng lực (portfolio) ngắn gọn và “tượng hình”. Khi biên tập tư liệu đồ án để đưa vào portfolio, bạn có thể chủ động lựa chọn ra những thông tin, hình ảnh nổi bật nhất. Trong khi nhiều người thường giữ lại phần độc đáo này đến cuối cùng thì tôi lại khuyên ngược lại: Hãy đặt những dữ liệu “hấp dẫn” nhất ở ngay phần mở đầu, nơi nhà tuyển dụng sẽ bị thuyết phục bởi sự ấn tượng của hồ sơ từ những trang đầu tiên.

3. Ứng tuyển vào những vị trí “không tưởng”

Khi sơ yếu lý lịch và portfolio của bạn đã sẵn sàng, hãy tiếp tục “săn việc” với một thái độ nghiêm túc. Đầu tiên, truy cập internet và tìm tất cả các công việc đang đăng tin quảng cáo để ứng tuyển tại các công ty lớn. Những công việc đó rất tốt để ứng tuyển và cơ hội của bạn khi nộp hồ sơ là giống-như-tất-cả-những-người-khác, thậm chí còn phải thông qua những cuộc cạnh tranh đáng kể. Tuy nhiên, bạn có thể cân nhắc khi biết rằng 3 công việc kiến trúc gần nhất tôi được thuê lại đến từ những đơn vị không hề đăng tin quảng cáo, chỉ đơn giản là tôi đã chủ động viết email cho họ. Một lá thư tự biện nhưng câu chữ tốt gửi đến doanh nghiệp bạn yêu thích có thể giống như một “cú sút xa”, nhưng bạn sẽ bất ngờ về mức độ thành công mà nó mang lại nếu đến đúng thời điểm. Vì vậy, ứng tuyển theo các tin tức đăng tải là chuyện đương nhiên nhưng hãy thử nộp hồ sơ cho những công việc “không tưởng” – tại những nơi bạn yêu thích nhưng lại không nghĩ rằng họ đang tuyển dụng.

4. Tận dụng thế mạnh của bản thân

Khi tìm kiếm thông tin tại các tin tuyển dụng, đôi khi bạn sẽ thấy không thể đáp ứng đầy đủ tiêu chí nhà tuyển dụng như: Kinh nghiệm, khả năng sử dụng phần mềm chuyên dụng hay những yêu cầu về trách nhiệm công việc. Tuy nhiên, một điều quan trọng cần nhớ: Ai cũng phải có thời điểm bắt đầu và bạn cũng có những kỹ năng có giá trị đối với rất nhiều doanh nghiệp.
Vì vậy, nếu tin tuyển dụng yêu cầu thành thạo AutoCAD nhưng bạn lại chỉ có kinh nghiệm với ArchiCAD thông qua những đồ án tại trường đại học thì có nên ứng tuyển không? Câu trả lời rõ ràng là có. Chỉ cần bạn nhấn mạnh vào khả năng thích ứng nhanh chóng với các phần mềm mới, có thể kết hợp kiến thức của một hệ thống khác và phương pháp tiếp cận mới khi sử dụng trong công việc. Doanh nghiệp sẽ đánh giá cao sự chủ động, tích cực và sẵn sàng học hỏi của bạn nên nếu bạn thuyết phục được nhà tuyển dụng sắp xếp một cuộc phỏng vấn thì đó chính là cơ hội để bạn toả sáng!

5. Nhớ rằng: Chẳng có gì là cố định mãi mãi

Công việc đầu tiên sau khi tốt nghiệp có thể khó khăn hơn bạn tưởng, bởi vì đây là công nghệ thông tin. Tất cả những năm học đều dẫn đến đây. Cuộc sống bên ngoài trường học bắt đầu từ đây. Sẽ như thế nào nếu bạn đưa ra những lựa chọn sai lầm để rồi kết thúc ở một vị trí hay nơi mà bạn không hề thấy hạnh phúc? Điều quan trọng là giữ một công việc mới đủ lâu để ổn định và cũng tốt nếu có suy nghĩ rằng luôn có những lựa chọn khác.
Thậm chí nếu bạn chỉ làm ở một nơi trong một năm và đang muốn chuyển việc thì bạn cũng đã có 12 tháng kinh nghiệm để củng cố thêm sơ yếu lý lịch, đồng thời cũng không hề có sự kì thị nào đối với những chuyên gia trẻ hay “nhảy việc” giữa các nơi để thúc đẩy sự phát triển của họ. Vì vậy, hãy tự tin hành động nếu thật sự muốn chuyển việc nhưng đừng e sợ thay đổi nếu chỉ vì có những cảm giác không đúng.

6. Biết giá trị thực sự của bằng tốt nghiệp

Cuối cùng, bạn cũng vượt qua được tất cả và nhận lấy một “tờ giấy thiêng liêng” là bằng tốt nghiệp. Hầu hết chúng ta cảm thấy lo ngại về và “thương hiệu” của trường đại học cấp bằng để có thể tự tin đưa vào hồ sơ cá nhân – Nhưng giá trị thật của “tờ giấy” này lại nằm ở phía sau nó: Bằng tốt nghiệp thể hiện nhiều hơn là đơn thuần chỉ đánh giá khả năng học tập của bạn. Nó cho thấy bạn có thể cam kết với những mục tiêu dài hạn và minh chứng việc bạn đã phải kiên trì và quyết tâm để sống sót qua trong những môn học đầy thử thách.

0d23ba9b85c3477a0d1e179fe6659113

7. Đừng bỏ cuộc

Những quan điểm phía đều có thể dẫn bạn đến với “chung kết”, nhưng quan trọng nhất là: Đừng bỏ cuộc! Nếu bạn đã đi đến bước này, bạn đã thành công trong khi nhiều người khác không vượt qua được và điều này càng minh chứng cho khả năng được tuyển dụng.
Có những lý do ngoài tầm kiểm soát mang đến những khó khăn trước khi bạn ký được hợp đồng đầu tiên. Tôi tốt nghiệp năm 2009, khi khủng hoảng kinh tế toàn cầu đang diễn ra đồng nghĩa với thị trường việc làm bị thu hẹp. Để vượt qua nó, tôi coi nhiệm vụ tìm việc giống như một công việc thực thụ. Tôi thức dậy sớm, bắt đầu tìm kiếm những vị trí tiềm năng từ 9 giờ sáng và viết email, biên tập những danh sách tiềm năng để ứng tuyển cho đến 5g30’ chiều. Kiên trì với nhiệm vụ này (trong khi vẫn đảm bảo thời gian nghỉ ngơi vào buổi tối) có thể giúp duy trì cả kỉ luật và tinh thần của bạn và sẽ không thành vấn đề khi nhận được lời từ chối vì chỉ mất một phản ứng tích để bạn bắt đầu lại.

Cuối cùng, nếu tôi đã làm được, thì bạn cũng thế! Chúc bạn may mắn và áp dụng thành công những bí quyết ở trên.

Anh Dương – Thảo Lê
(Biên dịch và tổng hợp)

(Bài đăng trên Tạp chí Kiến trúc số 08-2016)

Cũng trong số này, Tạp chí kiến trúc chia sẻ đến bạn đọc bài viết KTS Trẻ – Sống được làm nghề!.”Chặng đường gian nan để sống được với đam mê sáng tạo của nghề kiến trúc đã thực sự bắt đầu khi các bạn nhận bằng tốt nghiệp KTS. Nhiều bạn KTS trẻ đã chọn cách đi và học hỏi, từ những kỹ năng nghề nghiệp đến cách dung hòa công việc và cuộc sống…