Lâu nay, việc xâm phạm các di sản Thiên nhiên là vấn đề nóng, mà thực tế chúng ta đã làm mất đi rất nhiều những di sản thiên nhiên và di sản kiến trúc. Ngay cả các chính sách bảo tồn, quy hoạch phát triển du lịch cũng vô tình hoặc cố ý góp phần làm tổn hại và thậm chí mất đi vĩnh viễn những di sản quý giá. Điều này có thể thấy rất nhiều ở Hạ Long, Sapa, Đà Lạt, Mù Cang Chải…
1- Bảo tồn nguyên vẹn:
2- Bảo tồn và khai thác:
3- Cải tạo thiên nhiên đáp ứng cho nhu cầu thiết yếu của con người.
Thiên nhiên, bản thân nó với những gì tạo hóa sinh ra đã là những kỳ quan đẹp nhất. Tuy nhiên, những gì do con người tạo ra, không chỉ phục vụ nhu cầu du lịch, nhu cầu tận hưởng thiên nhiên mà còn góp phần tôn tạo, phong phú thêm vẻ đẹp thiên nhiên. Chúng ta đừng quên con người cũng là một phần của thiên nhiên. Nói cách khác, tạo ra mối quan hệ hữu cơ giữa vẻ đẹp Thiên tạo và tác phẩm Nhân tạo.
Để có được một cái nhìn tổng quan và rút ra thái độ đúng đắn nhất cho việc gìn giữ di sản cũng như cùng nhau khai thác nó tốt nhất, chúng ta lấy Mã Pì Lèng làm ví dụ.
Qua những ví dụ trên, Chúng ta có thể thấy vấn đề ở đây không phải là không được làm gì trong khu vực di sản thiên nhiên mà chính là “làm như thế nào”. Đó mới là cái cần bàn. Nó không những không tổn hại di sản mà trái lại, kiến trúc còn tôn vinh thiên nhiên, biến mối quan hệ Kiến trúc – Thiên nhiên thành tuyệt tác ! Điều này thuộc trách nhiệm không của riêng ai. Các cấp chính quyền từ trung ương đến địa phương trong việc hoạch định chính sách, quy hoạch và chọn lọc đầu tư; các Chủ đầu tư biết đầu tư một cách đúng đắn, có tâm và đầu tư bền vững; Và hơn hết là trách nhiệm của cộng đồng người dân trong việc gìn giữ, khai thác và chung sống cùng di sản.
Mã Pí Lèng nói chung và các kiến trúc tại đây nói riêng thu hút không chỉ của giới chuyên môn mà cả mọi tầng lớp người dân. Thực tế cho thấy, nhu cầu của khách du lịch và nhu cầu kinh doanh dịch vụ củ người dân địa phương là có thật và hết sức chính đáng. Có ý kiến cho rằng sơn xanh công trình hoặc phủ cây dây leo. Cách này cũng không tệ, nhưng như thế khác nào phải che đậy kiến trúc. Kiến trúc đại biểu bởi đường nét và hình khối. Vị trí đẹp thế, nó cần những tác phẩm kiến trúc tương thích và đẹp. Đó sẽ trở thành điểm nhấn quan trọng của đèo Mã Pí Lèng chứ không phải hẻm vực và sông Nho Quế đã nham nhở thủy điện.
Qua khảo sát thực tế cho thấy, việc cần có những quy định, quy chế cụ thể và chi tiết cho vùng di sản cũng như việc xây dựng các công trình kiến trúc ở đây là hết sức cấp bách. Nó chính là công cụ hữu hiệu cho công tác quản lý, để gìn giữ di sản hoặc sẽ là quá muộn. Ở góc độ chuyên môn, chúng ta cần lưu ý những điều sau:
- Việc nên có những công trình kiến trúc tại khu vực đèo Mã Pí Lèng là cần thiết phục vụ kinh tế du lịch, khai thác những ưu đãi của thiên nhiên
- Việc hoạch định chính sách đầu tư và đặc biệt là quy hoạch du lịch là hết sức cần thiết và cấp bách, trong đó có việc quy hoạch xây dựng. Đó là công cụ hữu hiệu cho việc quản lý chung. Tránh những hệ lụy đáng tiếc cho các nhà đầu tư như thủy điện trên song Nho Quế, caphe Panorama và rất nhiều công trình đang xây dựng trong khu vực.
- Hướng dẫn chủ trương chính sách và bổ sung những nội dung cần thiết cho các công trình hiện có và sau này.
- Hết sức lưu ý vấn đề giữ gìn và truyền bá văn hóa các dân tộc, tránh đánh mất bản sắc địa phương. Điều này vô vùng quan trọng cho việc đầu tư lâu dài bền vững không chỉ là kinh tế.
KTS Đặng Tuấn Trung