Một công trình mang tính cảnh quan

KTS Trần Mạnh Hùng lược dịch một bài viết trong cuốn “Studies by the Office of Ryue Nishizawa” – tập thứ 4 trong bộ sách “Contemporary Architect’s Concept Series” của nhà xuất bản Inax.

Bài viết giới thiệu về quá trình thiết kế một phương án được xây dựng của ngôi nhà của ông Moriyama ở Tokyo, Nhật Bản. Đây là một trong những dự án tiêu biểu của KTS. Ryue Nishizawa ở văn phòng riêng của ông, cũng là dự án về nhà ở gây nhiều cảm hứng cho kiến trúc sư Trần Mạnh Hùng.

Khi bắt đầu nghiên cứu, ba loại hình này đã được gom thành một khối tích. Tuy nhiên, tòa nhà được hình thành từ những nghiên cứu này trông giống như một cấu trúc lớn điển hình. Do khu đất là một lô góc, nên khối tích này lớn hơn đáng kể so với các tòa nhà xung quanh. Nó giống như một tòa nhà khép kín với không gian bên trong bị giấu kín một cách bí ẩn, không xác định được số người đến và đi.

Tóm lại, có vẻ như nó không phù hợp với sự cởi mở đã định nghĩa ra khu vực này. Vì vậy, tôi đưa ra phương án mà mọi khối nhà đều được dựng lên như những ngôi nhà riêng biệt. Các căn hộ được thiết kế lại dưới dạng các khối nhỏ.

Tám căn nhà, lớn nhỏ khác nhau, được trải đều trên cả khu đất. Tôi nghĩ rằng không gian giữa các khối nhà có thể được dùng để làm vườn, tạo ra một lối sống cởi mở trên khu đất.

Hoạch định nhà Moriyama ở Tokyo như thế nào?

Nhà Moriyama nằm trong khu dân cư cũ. Những ngôi nhà và cư dân ở đây vô cùng cởi mở và ta thường nghe thấy hàng xóm đứng nói chuyện với nhau, cùng với những tiếng ồn khác của thành phố. Khách hàng của chúng tôi, ông Moriyama, quản lý một quán rượu ở khu phố này và đã quen thuộc những thanh âm đó. Ông ấy mong muốn xây dựng lại quán rượu, đồng thời cũng yêu cầu xây dựng một ngôi nhà cho bạn mình và thêm một số căn hộ trên cùng một khu đất.

Thiết kế concept

Trong khi tôi đang phát triển ý tưởng này, tôi nghĩ về một lựa chọn khác, một nơi ở với khu phụ. Khi di chuyển giữa các công trình, con người sẽ trải nghiệm khu vườn. Nhìn chung, một khu phụ như vậy sẽ giống như một căn hộ nhỏ, nơi cư dân có thể luôn luôn cảm nhận được khu vườn xung quanh họ. Vì vậy, tôi kết hợp hai ý tưởng này, cung cấp một khu phụ cho từng căn hộ.

Nói cách khác, số lượng các khối nhà được tăng lên. Ngay cả một căn hộ nhỏ cũng có thể là một ngôi nhà với một khu vườn và một khu phụ. Để cung cấp cho mỗi hộ gia đình một khu vườn riêng, cần phải giảm kích thước của các khối nhà.

Từ giai đoạn này, nghiên cứu của chúng tôi được phát triển tiếp dựa trên mô hình. Các tấm polystyrene được cắt nhỏ, các khối màu trắng nhỏ đã được tạo ra – mười, mười một, và thậm chí nhiều hơn. Ba loại nhà được chia nhỏ ra trên mô hình khu đất. Sử dụng các hình dạng khác nhau, tôi tự hỏi làm thế nào để sử dụng được từng khu vực, “đây có thể là bếp của ai đó”, và “khu vực này có thể là vườn của người này”, nhưng những miếng khác cũng giống như là một tập hợp mơ hồ các khu phụ của ông Moriyama.

Khi tôi nghiên cứu việc sắp xếp từng phòng một, sử dụng mô hình và phân bổ các chức năng, các mô hình tôi tạo ra rất giống nhau mà ngày hôm sau tôi không thể nhớ được mảnh nào ở đâu. Vào thời điểm đó, tôi đã tạo ra một mô hình mới và đã cân nhắc sử dụng nó theo một cách mới. Khi làm như vậy, tôi nhận thấy rằng bản thân thiết kế đã dần dần chuyển thành một cảnh quan đặc biệt. Đây là một trạng thái mà những khối tích này phai mờ dần theo thời gian, giống như di tích của một tượng đài vộ hạn, biến mất và tan vỡ, như vậy ý ​​niệm của hình thể và kiểu mẫu nguyên thủy đã không còn hiện hữu nữa.

Như vậy hình dạng tổng thể trở nên thanh thoát và hư hóa. Mặc dù từng phần của mô hình đã bị chia nhỏ, một cảm giác thống nhất vẫn tồn tại một cách mạnh mẽ và không làm chúng ta bận tâm vềnhững mảnh riêng biệt đã từng như thế nào. Khi tôi hiểu được cảm giác này, tôi nhận ra rằng tôi có thể nắm bắt được bối cảnh của thiết kế chỉ với một ánh nhìn.

Study model

Tiếp theo, tôi bắt đầu cân nhắc xem điều gì sẽ xảy ra nếu dạng thức này trở thành một cấu trúc kiến ​​trúc. Chúng tôi tạo ra một mô hình nghiên cứu, đủ lớn để cho phép chúng ta nhìn thấy không gian nội thất. Trước tiên, tôi tạo ra những khoảng mở lớn đối diện với các con đường và khu vườn trong các khối nhà. Tôi hình dung rằng việc dùng không gian ngoài trời như một phần của nơi cư trú có thể tạo ra một cảm giác cởi mở và thú vị cho những người sống ở bên trong. Để kiểm tra các không gian khác nhau, tôi đặt một máy ảnh vào mô hình và chụp ảnh để nghiên cứu sâu hơn.

Mặt bằng

Tôi nhìn thấy những vùng sáng, những vùng tối, những nơi có khối tháp ở trên và những nơi mà tôi có thể nhìn thấy toàn bộ nội thất của một không gian nhất định từ bên ngoài. Khi mỗi khối nhà được tách ra, cư dân trong mỗi khối có thể cảm nhận được toàn cảnh khu đất. Mỗi không gian đều là độc nhất và tôi cảm thấy rằng mỗi cấu trúc vừa là đơn nhất vừa là một phần của tổng thể. Những khoảng mở lớn đã được tạo ra nhiều hơn. Sự phân mảnh đã được đẩy nhanh đáng kể.

Khi chúng tôi mở các cửa sổ để nhìn xuyên qua các khối nhà, những con đường, các khối nhà bên cạnh và bầu trời, mô hình trông thực sự thông thoáng và náo nhiệt.

Theo Trần Trung Hiếu/handhome