Tích hợp hệ thống tiêu chí đô thị bền vững trong quy hoạch đô thị tại Thành phố Hồ Chí Minh

Thành phố Hồ Chí Minh là một trong những đô thị có tốc độ phát triển nhanh chóng nhất tại Việt Nam, đã bộc lộ nhiều vấn đề tiêu cực như ô nhiễm môi trường, vấn đề về nhà ở, gia tăng chênh lệch giàu nghèo … Vì vậy, các giải pháp quy hoạch đô thị tại TP. HCM đang rất cần có một hệ thống tiêu chí nhằm đảm bảo sự phát triển bền vững, thúc đẩy hiệu quả kinh tế, xã hội cải thiện điều kiện môi trường.

Các tiêu chí xác định đô thị bền vững

Phát triển bền vững (PTBV) bắt đầu chiếm ưu thế trong các cuộc thảo luận về chính sách môi trường từ những năm thập niên 80 trở lại đây, khi mà phong trào bảo vệ môi trường thế giới mới bắt đầu được khởi xướng. Quan niệm phổ biến nhất được biết đến PTBV xuất phát từ báo cáo Brundtland trong tác phẩm Our Common Future (1) (Tương lai của chúng ta) đã đưa ra ý tưởng, trong đó xác định phát triển bền vững là “phát triển đáp ứng nhu cầu của hiện tại mà không ảnh hưởng đến khả năng của các thế hệ tương lai để đáp ứng nhu cầu riêng của họ.”. Sự thúc đẩy PTBV là dự đoán những phương án tương lai và thông qua việc thay đổi thái độ, cải tiến chính sách, chuyển hóa xã hội, tái cấu trúc nền kinh tế để đảm bảo một tương lai bền vững. Dĩ nhiên, các mục tiêu này sẽ rất khác nhau trong những xã hội khác nhau (theo thời gian và không gian) nhưng chúng cùng chia sẻ một số điểm chung.

Có thể nhìn nhận một đô thị bền vững là: “Đô thị đạt được sự thống nhất trong một khuôn khổ bền vững cả ba mặt kinh tế, xã hội và môi trường, nhằm nâng cao chất lượng sống của thế hệ hiện tại mà không làm ảnh hưởng tới các nhu cầu phát triển của thế hệ tương lai”. Cụ thể, một ĐTBV khi nó được định hướng đạt các mục tiêu sau đây:

– Cung cấp đủ điều kiện phát triển con người và nâng cao chất lượng cuộc sống cho người dân.

– Cung cấp một môi trường sống đầy đủ, an toàn, lành mạnh và hấp dẫn.

– Làm giảm thiểu các tác động sinh thái trên lãnh thổ.

Bảo vệ, bảo tồn và phục hồi các di sản văn hóa, thiên nhiên và lịch sử.

– Thúc đẩy công bằng, sự gắn kết cần thiết và hội nhập lãnh thổ và xã hội. 

– Quy hoạch và quản lý thống nhất, thúc đẩy sự tham gia của tất cả các cơ quan xã hội vào việc quản lý lãnh thổ.

– Quan hệ mật thiết với vùng.

Hệ thống tiêu chí đô thị bền vững

Tầm quan trọng và ý nghĩa của các tiêu chí bền vững cho đô thị đã nhận được nhiều sự chú ý trong những năm gần đây. Đây là nỗ lực trên cơ sở lý thuyết kết hợp thực tiễn của các tổ chức quốc tế cũng như chính quyền địa phương để xây dựng các tiêu chí hữu ích trong việc đánh giá sự phát triển của các thành phố, như: Chương trình “thiên niên kỷ XXI” Liên Hiệp Quốc gồm 10 nhóm tiêu chí bền vững trong quá trình đô thị hóa; 4 Tiêu chí đánh giá thành phố PTBV của World Bank; 10 Nhóm tiêu chí chính về đánh giá chất lượng cuộc sống của Mercer; 06 nhóm tiêu chí đánh giá “Đô thị kiểu mẫu” của Bộ xây dựng Việt Nam; Bộ tiêu chí XHCN, văn minh hiện đại của TP.HCM…Số lượng các tiêu chí, chỉ số có thể đã phát triển đến một mức độ mà hầu như liên quan tới tất cả các khía cạnh của đô thị. Trên cơ sở phân tích các khái niệm, mục tiêu, các tiêu chí phân tích đánh giá chất lượng sống đô thị, các thuộc tính của ĐTBV… Hệ thống các tiêu chí ĐTBVđược đề xuất bởi các nhóm thuộc tính chung như sau: 

Nhóm thuộc tính về đô thị lành mạnh; 

Nhóm thuộc tính về đô thị hấp dẫn; 

Nhóm thuộc tính về đô thị an toàn; 

Nhóm thuộc tính về đô thị hiệu quả, công bằng 

Theo các nhóm thuộc tính này, hệ thống các tiêu chí đã được xác định để cung cấp thông tin về mức độ đạt được các mục tiêu hướng tới xây dựng một không gian đô thị bền vững, cụ thể:

Nhóm tiêu chí đô thị lành mạnh:

Khái niệm đô thị lành mạnh được đề cập khá nhiều trong các quan niệm về ĐTBV, hướng đến môi trường đô thị lành mạnh và trách nhiệm của đô thị với môi trường toàn cầu. Do đó, nhóm các tiêu chí này kết hợp các chỉ số liên quan đến chất lượng môi trường đô thị, cấu trúc đô thị, sự trao đổi chất đô thị, và tính bền vững của hệ thống đô thị ở cấp địa phương.

Nhóm tiêu chí

Các tiêu chí

 

Chất lượng môi trường đô thị

Chất lượng

môi trường đô thị

– Tính đa dạng sinh học,

chất lượng cuộc sống hoang dã

– Mức độ tiếng ồn

– Chất lượng nước

– Không gian xanh

Cấu trúc đô thị

Cơ cấu đô thị

 

Diện tích/qui mô đô thị

Tính chất

Sử dụng đất

Mật độ xây dựng

Mô hình phát triển đô thị

Mô hình phát triển đô thị

Sự liên kết của các khu vực đô thị

Không gian công cộng, hệ thống không gian mở

Sự di chuyển

Phương tiện, khoảng cách đi lại

Thời gian đi lại

Sự trao đổi chất trong đô thị

Nước

Nguồn nước

Tiêu thụ

Nước thải

Năng lượng

Tiêu thụ năng lượng

Sản xuất năng lượng

Nguyên vật liệu và sản phẩm

Vận chuyển hàng hóa

Vật liệu địa phương

Chất thải

Chất thải, thu gom

Tái chế, phục hồi

Xử lý

Tính bền vững của hệ thống đô thị địa phương

Khả năng tự cung cấp

Tự cung cấp đầy đủ nước sạch

Tự cung cấp đầy đủ điện năng

Nông nghiệp và Thực phẩm

Tác động địa phương/toàn cầu

Suy thoái môi trường

Dấu chân carbon

Nhóm tiêu chí đô thị hấp dẫn

Một ý nghĩa quan trọng khác trong thành tựu của một thành phố bền vững là đề cập đến chất lượng không gian đô thị, bởi vì một môi trường xây dựng chất lượng hấp dẫn, góp phần vào sự tương tác tập thể và ủng hộ sự gắn kết xã hội ở các thành phố. [Girardet, 2001]. Nhóm các tiêu chí này chỉ xem xét môi trường sống và chất lượng không gian đô thị thông qua các chỉ tiêu như khả năng tiếp cận với các dịch vụ địa phương, chất lượng của không gian công cộng, sức sống của thành phố và cảnh quan đô thị.

Nhóm tiêu chí

Các tiêu chí

 

Chất lượng môi trường sống

Nhà ở

Tiêu chuẩn nhà ở

Mật độ phát triển

Khả năng cung cấp các dịch vụ

Dịch vụ cơ bản

Nước sạch

Sự cải thiện môi trường vệ sinh

Chất lượng không gian đô thị

Sức hấp dẫn, sức sống của đô thị

Các đặc điểm văn hóa, giá trị của nơi chốn

Cảnh quan đô thị

Lịch sử, di sản văn hóa

Di sản thiên nhiên

Môi trường xây dựng

Dịch vụ địa phương

Sự phong phú và khả năng đáp ứng các dịch vụ địa phương

Thuận lợi tiếp cận các không gian mở

Nhóm tiêu chí về an toàn đô thị

An toàn đô thị bao gồm nhiều vấn đề, từ sự thỏa mãn các nhu cầu cơ bản như y tế, giáo dục, đến việc bảo vệ chống tội phạm cũng như tác động của thiên tai [UN Habitat, 2007]. Nhóm tiêu chí thực hiện thành phố an toàn trong bối cảnh thành phố và phân tích an toàn của con người như quyền sử dụng đất và các chỉ số an toàn đô thị khác. Ngoài ra, việc xác định những khía cạnh cơ bản về an toàn an ninh tại các thành phố có tính đến tình trạng bất công, chỉ số thất nghiệp và tình trạng nghèo đô thị.

Nhóm tiêu chí

Các tiêu chí

 

Tính tổn thương của đô thị 

Rủi ro do thiên tai

Hiện tượng khí hậu

Hệ sinh thái

Tình trạng dân số nằm trong khu vực rủi ro

Tình trạng nhà ở, tiêu chuẩn nhà ở trong khu vực rủi ro

Dân số nằm trong khu vực bị rủi ro

Sở hữu đất đai

Sở hữu

Loại hình sở hữu

Hộ gia đình với loại hình sở hữu

Quyền về nhà ở đầy đủ

Giá nhà

An toàn đô thị

Yếu tố cơ bản

Người nghèo

Việc làm

Sự bất công

An ninh

Bạo lực trong đô thị

Nhóm tiêu chí về đô thị hiệu quả, công bằng

Nhóm các tiêu chí này thực hiện một phân tích về năng lực thể chế, cung cấp các chỉ số phản ánh sự tồn tại và hiệu quả của các công cụ về chính sách, kinh tế, tài chính, văn hóa xã hội… để quản lý và quản trị nguồn lực.

Nhóm tiêu chí

Các tiêu chí

 

Công cụ

hành chính

Quy hoạch và sử dụng đất

Công cụ Quy hoạch đô thị 

Chương trình nghị sự đ?a ph??ng v? ph?t tri?n b?n v?ng

( ịa phương về phát triển bền vững

Local agenda 21)

Phòng chống thiên tai

Quy định và pháp luật

Chính sách liên quan đến môi trường đô thị

Chính sách

Tiêu thụ năng lượng

Giao thông đô thị 

Phòng chống tội phạm và bạo lực

Công cụ kinh tế

Các biện pháp tài chính

Đầu tư để nâng cao chất lượng nhà ở

Đầu tư để nâng cao chất lượng môi trường đô thị

Đầu tư cho an toàn đô thị

Chính sách Thuế

Địa chính

Thuế môi trường

Chi phí dịch vụ

Giá năng lượng, nước,

Chí phí quản lý…

Công cụ can thiệp

Hạ tầng

Xây dựng và phát triển về cơ sở hạ tầng 

Tạo/bảo tồn không gian xanh

Công cụ về

kiến thức và t

hông tin liên lạc

Kiến thức về tính bền vững

Kiến thức cơ bản và thông tin  cho tính bền vững

Sự tham dự

Tham gia thực hiện, thiết kế và theo dõi của chính sách công

Chính sách bầu cử đại diện cộng đồng

Tích hợp hệ thống tiêu chí đô thị bền vững vào quá trình lập quy hoạch tại TP.HCM

Phải nhìn nhận quy hoạch đô thị như “là một quá trình”, bao gồm: nghiên cứu chiến lược phát triển (Xác định đúng bối cảnh, mục tiêu, các vấn đề chủ yếu và các đối sách chiến lược phát triển đô thị bền vững); triển khai thiết kế, đảm bảo cho các giải pháp tối ưu; tổ chức thực hiện đảm bảo cho các mục tiêu qui hoạch đô thị khả thi và đạt chất lượng hiệu quả[2]. Việc tích hợp hệ thống tiêu chí đô thị bền vững trong quá trình quy hoạch cho phép thực hiện tính bền vững được liên tục, đặc biệt là trong bối cảnh phát triển của TP.HCM. Đây chính là những công cụ trong quy hoạch đô thị nhằm:

– Đảm bảo tính bền vững được tích hợp trong suốt tiến trình quy hoạch, trong các phương pháp quy hoạch và các bên liên quan, xác định những tác động ảnh hưởng từ công tác quy hoạch trong quá trình quy hoạch tại TP.HCM.

– Kết nối, thống kê các vấn đề dữ liệu về môi trường, kinh tế và xã hội, tình trạng đô thị hóa,…những thách thức và nhu cầu của khu vực.Tích hợp dữ liệu theo mục tiêu để tạo ra thông tin cho quá trình đưa ra quyết định của quy hoạch đô thị.

– Đề xuất các hướng dẫn để đạt được các mục tiêu của một thành phố bền vững.

– Hỗ trợ những phân tích của các bên liên quan để quản lý thành phố một cách bền vững. Mở các kênh giao tiếp cho mọi đối tượng có liên quan đến cuộc sống của đô thị, thảo luận và xác định các chương trình kế hoạch hành động. 

– Thực hiện dự án cải thiện các chỉ số bền vững, thảo luận chương trình hành động trong quy hoạch đô thị.

Như nhiều dự án đang được triển khai tại TP.HCM, các dự án với QH tạo không gian công viên cây xanh và các dịch vụ đô thị – góp phần tạo nên môi trường sống tốt trong tương lai. Tuy vậy cũng cần có những đánh giá với các tiêu chí bền vững để kiểm chứng các giải pháp quy hoạch.

Kết luận

Như vậy, sự tích hợp các nhóm tiêu chí ĐTBV trong quy hoạch đô thị cần phải được xem xét như là một sự bổ sung các công cụ lập quy hoạch để dự đoán những tác động của phát triển đô thị trong tương lai. Tất cả được cân nhắc trên cơ sở phản ảnh sâu sắc thực trạng của đô thị cũng như sự tương tác với môi trường mà nó phụ thuộc. Điều quan trọng là sự kết hợp của các nhóm tiêu chí này thường ít được xem xét trong quy hoạch đô thị truyền thống. Do đó, việc đề xuất hệ thống tiêu chí ĐTBV và tích hợp chúng trong quy hoạch sẽ đóng góp cho một thiết kế quy hoạch tốt hơn đặc biệt tại TP.HCM.