Sinh viên Quy hoạch và bài học từ không gian Hồ Gươm

Trong suốt tuần đầu tháng 6/2025, 66 sinh viên năm ngành Quy hoạch vùng và đô thị, Trường Đại học Xây dựng Hà Nội, đã cùng nhau tham gia một workshop đặc biệt mang tên: “Tái thiết không gian đô thị khu vực quảng trường Đông Kinh Nghĩa Thục và phía Đông Hồ Hoàn Kiếm”. Đây là dịp các sinh viên thể hiện góc nhìn độc đáo của một thế hệ trẻ đầy nhiệt huyết với di tích lịch sử-văn hóa của Hà Nội.

Nguồn: Facebook
Nguồn: Facebook

66 sinh viên ngành Quy hoạch, được chia làm 16 nhóm, dưới sự hướng dẫn của 8 thầy cô thuộc Bộ môn Quy hoạch đã tiến hành khảo sát tình hình thực tiễn của hai không gian có giá trị, ý nghĩa lịch sử quan trọng với thành phố Hà Nội. Việc phân tích và đánh giá dưới nhiều góc độ như văn hóa, lịch sử, kiến trúc cảnh quan, hoạt động và môi trường nhằm giúp sinh việc nhận diện các giá trị đặc trưng của không gian từ đó đề xuất các giải pháp can thiệp phù hợp.

Trong suốt 7 ngày làm việc liên tục, các nhóm sinh viên đã hoàn thiện 16 đề xuất tái thiết không gian, thể hiện góc nhìn của thế hệ trẻ năng động và nhiệt huyết với các vấn đề xã hội, đây không chỉ là các bài học mang tính chuyên môn về tổ chức không gian cảnh quan mà còn phản ánh những nguyện vọng, sáng kiến, đóng góp của sinh viên ngành Quy hoạch cho sự phát triển đô thị Hà Nội trong tương lai.

Nguồn: Facebook
Nguồn: Facebook

Các phương án đề xuất tái thiết cho không gian Quảng Trường phía Đông Hồ Gươm dựa trên những cơ sở nghiên cứu về lịch sử – văn hoá – xã hội, khảo sát lưu lượng, tuyến hoạt động và sự kết nối qua nhiều thế hệ. Từ đó các ý tưởng đề xuất đã phần nào phản ánh giá trị quá khứ và hiện tại được ẩn dụ trong tổ chức không gian.

Sản phẩm của sinh viên
Sản phẩm của sinh viên

Workshop không chỉ giúp sinh viên thể hiện năng lực chuyên môn, mà còn thể hiện tiếng nói và khát vọng của thế hệ trẻ trong hành trình xây dựng một Hà Nội hiện đại, nhân văn và giàu bản sắc: “Giá trị đã qua và khát vọng hôm nay – tiếp nối dòng chảy văn hóa của quá khứ, hiện tại và tương lai trong lòng đô thị lịch sử”

Với các sản phẩm học thuật mang tính ứng dụng cao, chương trình đã góp phần khơi dậy tư duy phản biện, tính sáng tạo và đặc biệt là tinh thần trách nhiệm xã hội – những phẩm chất cốt lõi của các nhà quy hoạch tương lai.

Nghiên Dương – TCKT.VN
© Tạp chí Kiến trúc