Những kiến trúc thế hệ mới của KTS Chris Precht

Là tác giả của các tòa cao ốc có rất nhiều cây xanh được trồng trong các khoảng không gian hình học, kiến trúc sư Chris Precht được biết đến tại châu Âu như một điển hình của thế hệ kiến trúc sư mới luôn quan tâm đến môi trường, biến đổi khí hậu và tính bền vững, thay vì các lý thuyết hay khái niệm lỗi thời khô cứng.

Lớn lên tại vùng núi Alps nước Áo, nhưng Chris Precht thường bắt đầu cuộc trò chuyện bằng cách nói rằng kiến trúc của người Hồi giáo luôn bị điều khiển bởi những câu chuyện hư cấu: “Chúng tôi (người Hồi giáo) xây dựng các kim tự tháp cho các vị thần, chúng tôi xây dựng các lâu đài cho các vị vua, chúng tôi xây dựng các cung điện cho các nữ hoàng và bây giờ chúng tôi đang xây dựng chủ yếu để kiếm lợi nhuận trong một hệ thống đặt nặng yếu tố kinh tế”.

Trên thực tế, vị kiến trúc sư này có tầm nhìn khác biệt về tái tạo đô thị. Xuất phát từ một nền giáo dục kết nối con người chặt chẽ với thiên nhiên, Precht tăng cường mật độ cây cối của các tòa nhà một cách sáng tạo và đưa ra được giải pháp xây dựng dựa trên các khái niệm cơ bản.

“Chúng tôi quan tâm đến những câu chuyện hư cấu, nhưng đa số mọi người trên trái đất thì không. Nếu chúng ta không thể kết nối bản thân với thực tế khách quan xung quanh, thì tôi không thấy bất kỳ cơ hội nào để con người có thể giải quyết các vấn đề thời đại” – Chris Precht nhấn mạnh.

Nhằm mục đích đưa lối sống của riêng mình vào các dự án, và đưa khả năng kết nối của mình với thiên nhiên vào đô thị, Precht tìm ra giải pháp kết hợp kiến trúc và nông nghiệp. Đối với người sáng lập công ty kiến trúc mang tên Studio này, bằng cách đưa nông nghiệp trở lại các thành phố thông qua kiến trúc, hệ thống canh tác dọc có thể kết nối mọi người lại với hoạt động sản xuất lương thực của họ.

Hơn nữa, Precht cho rằng vấn đề hiện nay là những gì con người xây dựng và cách con người xây dựng đã cho ra các tòa nhà giống hệt nhau trên toàn thế giới. Đặt câu hỏi làm thế nào chúng ta có thể mang chất lượng môi trường của nông thôn đến các thành phố, kiến trúc sư lo ngại rằng trong tương lai, cư dân thành phố sẽ cảm thấy môi trường càng ít trong lành hơn.

Ông chia sẻ: “Chúng tôi cũng tạo ra không gian kết nối với tất cả các giác quan của con người. Đó là những không gian mà ai cũng muốn chạm vào vì chúng ta sử dụng vật liệu thân thiện an toàn. Chúng ta muốn lắng nghe bởi vì chim và ong đang làm tổ trong các tòa nhà, và chúng ta có thể ngửi, nếm và ăn tại phần diện tích dành cho trồng trọt của tòa nhà. Vì vậy, các tòa nhà thực sự kết nối với tất cả các giác quan của chúng ta. Sau đó, nó tạo ra các trung tâm thành phố khác nhau. Các trung tâm thành phố không được xác định bởi các ngân hàng hoặc tập đoàn mà thay vào đó là sức khỏe và sức sống”.

Theo Cẩm Tú/ noithatmagazine