Các thành tố điển hình của trường học thế kỷ 21

28 thành tố mà Prakash Nair, Randall Fielding và Jeffery Lackney đã đưa ra trong cuốn sách “Ngôn ngữ thiết kế trường học” có ý nghĩa dẫn dắt về ý tưởng quan trọng trong xu hướng thiết kế trường học hiện đại. Trong các thành tố được nêu ra, người làm quy hoạch cần phân định rõ các thành tố nào cần triển khai trong từng giai đoạn.

  • Giai đoạn quy hoạch: Cần phân khu rõ ràng như: Khối lớp học (bao gồm các studio, lớp học, cộng đồng học tập nhỏ, sảnh đón, các không gian lưu trữ cá nhân); khối các lớp học nghệ thuật, khoa học, kỹ năng sống; khối các công trình phụ trợ như thính phòng, phòng thí nghiệm…; khối các không gian sáng tạo như không gian lửa trại, tưới nước, hốc tường…
  • Giai đoạn thiết kế công trình: Cần phân định rõ ràng các khối chức năng được liên kết, kết nối với nhau và kết nối với thiên nhiên. Sử dụng tốt năng lượng và áp dụng mô hình kiến trúc xanh, kiến trúc bền vững.
  • Giai đoạn thiết kế nội thất: Cần triển khai các không gian với những điểm nhìn vô tận, những không gian thoáng mở không gò bó với những bức tường cứng nhắc, màu sắc vật liệu được thiết kế cho nhiều dạng sáng tạo để người học có thể phát triển được nhiều nhất khả năng của họ.
H9: Sảnh đón [4]

28 thành tố điển hình của kiến trúc trường học gồm có

  • Lớp học truyền thống – Traditional Classroom: Là biểu tượng dễ thấy nhất của một triết lý giáo dục. Một triết lý bắt đầu với giả định rằng một số lượng học sinh sẽ học cùng một nội dung từ cùng một người tại cùng một địa điểm trong vài giờ mỗi ngày;
  • Studio học tập – Learning studio: Thuật ngữ Learning Studio tạo ra không gian nghỉ và không gian học tập linh hoạt;
  • Phòng học – Learning Suite: Kết hợp hai Learning Studio để tạo ra một Suite học tập;
  • Cộng đồng học tập nhỏ – Small Learning Community SLC: Toàn bộ hoạt động trong cùng SLC. Mỗi ngón tay sẽ như một nhóm học nhỏ và các nhóm nhỏ này có thể cùng hành động trong cộng đồng SLC ví như bàn tay;
  • Sảnh đón – Welcoming Entry: Thiết kế thân thiện và không tách biệt. Cần chú ý sự tách biệt giữa không gian tự do ra vào với các không gian dành riêng cho học tập;
H10: Không gian trưng bày [4]
  • Không gian trưng bày của học sinh – Student Display Space: Bố trí gần các lối ra vào tạo ra ấn tượng mạnh mẽ về nhiệm vụ học tập của trường. Tận dụng các không gian có tính đa năng thích hợp để triển lãm và trưng bày;
  • Không gian cá nhân học tập và lưu trữ – Home Base and Individual Storage: Một không gian riêng dành cho từng cá nhân gồm tủ khóa và một bàn làm việc để lưu trữ;
  • Không gian thể dục thể chất – Physical Fitness: Không gian khuyến khích phát triển thể dục thể chất ở trường cho các đối tượng không chuyên hoặc chuyên nghiệp;
  • Phòng thí nghiệm khoa học, thực hành nghệ thuật và khu vực rèn luyện kỹ năng sống (Science Labs, Art Labs, and Life Skills Areas): Thể hiện sự chặt chẽ và hợp lý các loại hình học tập khác nhau và cần phải biểu đạt sự phong phú về nội dung mà chính các lĩnh vực này sở hữu;
  • Không gian nghệ thuật, âm nhạc, biểu diễn (Art, Music, Performance): Thiết kế riêng biệt hoặc tích hợp với các không gian đa năng, cảnh quan… hoặc được biểu hiện trong không gian nội thất, màu sắc và các yếu tố mang tính chỉ dẫn;
  • Khu vực ăn nhẹ – Casual Eating Areas: Không gian lớn có thể sử dụng đa chức năng;
  • Giao thông mạch lạc – Transparency: Cho cả không gian chính và cả không gian phụ trợ;
  • Điểm nhìn và khoảng trống bên ngoài – Interior and Exterior Vistas: Mở rộng tầm nhìn của học sinh bằng cách tạo những khoảng không gian xuyên suốt ra bên ngoài;
  • Công nghệ phân tán – Dispersed Technology: Sử dụng công nghệ để giao tiếp, khám phá, chơi game, sáng tạo và tổ chức cuộc sống;
  • Liên kết trong nhà, ngoài trời – Indoor, Outdoor Connection: Nghiên cứu để tạo ra sự kết nối mạnh mẽ giữa không gian trong nhà, ngoài trời và sân thượng;
  • Nội thất-Ghế ngồi mềm – Furniture Soft Seating: Cần chỗ ngồi mềm mại, tiện dụng để tăng cường khả năng làm việc hiệu quả;
  • Không gian linh hoạt – Flexible Spaces: Một trong những không gian đa chức năng phổ biến nhất ở trường là cafetorium, một không gian cà phê có sân khẩu;
  • Không gian lửa trại – Campfire Space: Là không gian để học hỏi từ các chuyên gia;
  • Không gian kỹ năng mềm – Watering Hole Space: Không gian để diễn thuyết và học tập hợp tác và trao đổi;
  • Không gian hang động – Cave Space: Những hốc âm vào kết cấu là nơi để học sinh tự nghiên cứu, suy ngẫm trong sự yên tĩnh và tạo dòng chảy sáng tạo, hạn chế sự ngột ngạt. Không gian này được ví như những khoảng lặng cần thiết;
  • Không gian kích thích trí tưởng tượng và phát triển trí tuệ – Designing for Multiple Intelligences: Lý thuyết đa trí tuệ (MI) của Howard Gardner nói rằng tất cả con người đều sở hữu tâm trí thông minh mặc dù không phải đều mạnh về tất cả các mặt;
  • Ánh sáng tự nhiên và năng lượng mặt trời – Daylight and Solar Energy: Yếu tố tác động lớn hơn đến chất lượng học tập là ánh sáng mặt trời. Cần đưa ánh sáng tự nhiên vào trường học bằng mọi cách;
  • Thông gió tự nhiên – Natural Ventilation: Tận dụng tối đa thông gió tự nhiên tạo môi trường lành mạnh, giảm thiểu sử dụng năng lượng;
  • Chiếu sáng nhân tạo với ánh sáng quang phổ đầy đủ – Full Spectrum Lighting: Thiết kế chất lượng chiếu sáng giống như ánh sáng tự nhiên là vô cùng quan trọng;
  • Yếu tố bền vững tích hợp trong các công trình xây dựng như cuốn sách 3 chiều – Sustainable Elements and Building as 3D Text: Thiết kế bền vững trở thành một công cụ giảng dạy, một mô hình năng động trong kiến trúc, kỹ thuật, xây dựng và khoa học môi trường;
  • Bản sắc địa phương – Local Signature: Trường học cần thể hiện sự đặc biệt và độc đáo;
  • Kết nối với cộng đồng – Connected to the Community: Trường học trở thành một trường cộng đồng cần phải gần trung tâm cộng đồng; liên kết xã hội mở rộng tiềm năng học tập; không gian chào đón cho cộng đồng;
  • Kết nối các thành tố nêu trên với nhau – Bringing It All Together: Các nhóm lập kế hoạch để phát triển ý tưởng ở quy mô khác nhau.

Trong đó, các bộ phận của tổng thể là mô hình mô tả các khu chức năng cụ thể tuy nhiên không phải trường học nào cũng chứa tất cả các thành tố đó. Chất lượng không gian mô tả chất lượng của không gian, tính minh bạch và linh hoạt được chú trọng. Liên quan đến trí óc là các không gian kích thích não bộ theo những cách có lợi cho việc học và phát triển con người nói chung. Hiệu suất cao là “hiệu suất” tối đa cho người sử dụng, nổi bật mối liên hệ giữa công trình với thiên nhiên. Kết nối cộng đồng là định vị trường học tại nơi cho phép học sinh tiếp cận được ít nhất một phần giáo dục bằng cách tham gia các hoạt động cộng đồng. Thứ bậc cao hơn là một dạng mẫu mà chứa các mẫu khác trong đó. Ví dụ thành tố số 25 cho thấy toàn bộ trường học được thiết kế đồng bộ gồm các thành phần khác nhau mà bản thân mỗi thành phần đều là mô hình tiêu chuẩn.

Kết luận

H31: Kết nối với cộng đồng [4]
Như vậy, có thể thấy 28 thành tố là công cụ thiết thực cho tất cả các bên liên quan tham gia vào việc lập kế hoạch, thiết kế, xây dựng và cải tạo trường học trên cơ sở hiện có. Một số ý tưởng cần được phát triển thêm và để thực hiện điều này chúng ta cần lưu ý các vấn đề sau của trường học:

  • Mức độ nào cần đưa vào chi tiết trong tiêu chuẩn Nhà nước? Việc lập chương trình giảng dạy cần đặt ra các yêu cầu về cơ sở vật chất của tòa nhà mới và là cơ sở cho việc lập nhiệm vụ thiết kế?
  • Hiện nay cơ sở vật chất của nhà trường được tạo ra như một kết quả từ bên ngoài ngành giáo dục. Điều đó có tác động tích cực hay tiêu cực đối với mục tiêu phát triển giáo dục?
  • Làm thế nào để các không gian mang tính vật lý của trường học có thể giúp nâng cao tính chủ động của các trường công lập?
  • Một số khu vực cần được xem xét thêm, chẳng hạn như cách mà nhà vệ sinh có thể được thiết kế và bố trí để giảm thiểu vấn đề mất an toàn; các vấn đề khác liên quan đến cụ thể “phân chia lãnh thổ” giữa các nhóm học sinh có độ tuổi khác nhau trong khuôn viên nhà trường.

Bảng 4. Phân loại các thành tố và dạng mẫu thiết kế [4]
TÀI LIỆU THAM KHẢO

  1. L.V. Thương & N.T.B. Ngọc. “Tính trung tâm” về đào tạo và nghiên cứu khoa học của đại học truyền thống trong xu hướng toàn cầu hóa. Hội thảo Đào tạo Kiến trúc và các ngành thiết kế, xây dựng trong xu hướng toàn cầu hóa TP. HCM. 24/10/2016.
  2. Express News Service. Fourth Industrial Revolution: What it means, why it’s being discussed. Nguồn Internet https://indianexpress.com/article/explained/fourth-industrial-revolution-what-it-means-why-its-being-discussed/ 2016.
  3. N. Hồng. Giáo dục đại học đứng trước cuộc cách mạng công nghiệp 4.0. Nguồn Internet: dantri.com.vn/giao-duc-khuyen-hoc/giao-duc-dai-hoc-dung-truoc-cuoc-cach-mang-cong-nghiep-40-20161022093914305.htm. (Quang Hà – Tạp chí quy hoạch (Số 83+84). 2016
  4. Prakash Nair, Randall Fielding and Jeffery Lackney. The Language of School Design: Design Patterns for 21st Century Schools. Minneapolis: DesignShare, 2013.
  5. Lippman, P. C, Advancing concepts about activity settings within learning environments. CAE Quartely Newsletter. AIA Committee on Architecture for Education, 2003.
  6. Cơ sở dữ liệu quốc gia về thủ tục hành chính. Thành lập trường đại học công lập, cho phép thành lập trường đại học tư thục. Nguồn Internet http://csdl.thutuchanhchinh.vn/TW/Pages/chi-tiet-thu-tuc-hanh chinh.aspx?ItemID=438741&tthcDonVi=B%E1%BB%99+Gi%C3%A1o+d%E1%BB%A5c+v%C3%A0+%C4%90%C3%A0o+t%E1%BA%A1o. 2019
  7. Trường học cho trẻ em cần được thiết kế tốt hơn. Nguồn Internet https://kienviet.net/2019/02/26/truong-hoc-cho-tre-em-can-duoc-thiet-ke-tot-hon/.2019.
  8. 5 tiêu chuẩn để trường tiểu học đạt chuẩn quốc gia cấp độ 1. Nguồn Internet http://baobinhphuoc.com.vn/Content/5-tieu-chuan-de-truong-tieu-hoc-dat-chuan-quoc-gia-muc-do-1-8387?AspxAutoDetectCookieSupport=1. 2012
  9. Jeffery A. Lackney. Changing Patterns in Educational Facilities. An REFP Workshop conducted at the CEFPI 1998 Vancouver Conference, 1998.
  10. Prakash Nair, Randall Fielding, and Jeffery Lackney are futurists and architects with Fielding Nair International. Master Classroom, Let Leonardo da Vinci, Albert Einstein, and Jamie Oliver show you the future. 2006.
  11. Dr. Jon Wiles. Redesigning Schools – Redefining Education. 2007.
  12. Bob Pearlman. It’s not the Size of the School, It’s the Size of the Learning Communities. Senior Educational Consultant, Fielding Nair International. 2017.
  13. 6 tiêu chuẩn về thiết kế trường tiểu học đạt chuẩn quốc gia. Nguồn Internet https://sites.google.com/site/hoitruongdanangak/6-tieu-chuan-ve-thiet-ke-truong-tieu-hoc-co-so-dat-chuan-quoc-gia.
  14. Hồng Hà – Từ Ngọc Lang. Tiêu chuẩn thiết kế trường học cần có cách tiếp cận mới bám sát mục tiêu đổi mới giáo dục. Nguồn https://giaoducthudo.com.vn/tin-tuc/1-tieu-chuan-thiet-ke-truong-hoc-can-co-cach-tiep-can-moi-bam-sat-muc-tieu-doi-moi-giao-duc-2235.html. 2017.

KTS Doãn Thế Trung – KTS Vũ Thị Hương Lan
Bộ môn Kiến Trúc Dân dụng, Khoa Kiến trúc và Quy hoạch, trường ĐH Xây Dựng

(Bài đăng trên Tạp chí Kiến trúc số 04-2020)