Trung tâm sinh hoạt văn hóa tỉnh An Giang – Giải Ba Loa Thành 2019

  1. Tên đồ án: Trung tâm sinh hoạt văn hóa tỉnh An Giang
  2. Giải thưởng: Giải Ba Loa Thành 2019
  3. SVTH: Uông Đại Vũ
  4. GVHD: Trần Đình Nam
  5. Trường: ĐH Văn Lang

An Giang xưa, một vùng đất hoang sơ trù phú, từng là sính lễ cưới công chúa Ngọc Vạn quốc gia Khơme cho chúa Nguyễn. Có kênh Vĩnh Tế của Thoạt Ngọc Hầu, một quan chức người Hoa trong công cuộc khẩn hoang vùng đất này. Có Miếu Bà Chúa Xứ linh thiêng theo tục thờ mẫu của người Việt, nhưng lại có nguồn gốc từ một vị thần Chămpa.

Cứ mỗi năm trôi qua hay những dịp lễ lớn đến, khu vực chùa Bà càng mất đi bản sắc riêng khi du khách đến ngày càng đông hơn, các khu vực buôn bán san sát nhau kinh doanh những mặt hàng cúng điếu. Đường xá chật hẹp với những công trình xây mới và cao phá vỡ cảnh quan xung quanh.Dự án đưa ra giúp cho việc giải tỏa bớt khu vực buôn bán xung quanh chùa Bà, trả lại sự yên tĩnh, thanh tịnh cho khu vực này và hứa hẹn khách du lịch đến khám phá và hiểu biết them về văn hóa sông nước cũng như văn hóa tâm linh của 4 nền dân tộc.

Dự án nằm ở Khu đất đối diện chùa Bà, từng được dự tính quy hoạch thành khu Văn Hóa Tâm Linh.

Công trình được thiết kế như một làng chạy xuyên suốt từ chùa Bà và xuyên qua các quảng trường văn hóa lễ hội theo những phong tục tập quán của 4 dân tộc nối tiếp nhau cho đến làng chài trải dài theo con kênh Xáng Vĩnh Tế.

Nội dung công trình gồm có hai phần:

Phần thứ nhất là khối tổ chức sự kiện bao gồm có khu vực biểu diễn, khu triển lãm văn hóa truyền thống, các quảng trường lễ hội và khu câu lạc bộ diễn ra các hoạt động như dệt thổ cẩm Chăm, các sản phẩm thủ công từ gốm, lục bình, múa  vũ đạo truyền thống khmer, hát tuồng, đờn ca tài tử,…

Khu vực thứ 2 là khu dịch vụ. Nơi đó tổ chức giới thiệu đặc sản và ẩm thực của 4 nền văn hóa cộng cư bao gồm đặc sản thốt nốt, bún cá, đặc sản mắm và các lại thức uống, trái cây 4 mùa thật là ngon miệng và mát mẻ.

Với khu vực số 1 nhấn mạnh khu vực sân lễ hội phía trên vào những dịp lễ tết của người Chăm hoặc người Khmer. Khu vực đó làm trên biểu tượng YONI-với dòng nước chảy liên tục về phía Bắc. Và khu vực quanh chùa Khmer tổ chức lễ hội té nước của người Khmer.

Rời khu câu lạc bộ, quý khách đến với khu mô phỏng làng chài. Ở đó tổ chức các dịch vụ cũng như là mô phỏng các hình thức sinh hoạt sông nước như là được xem những bè cá trên sông, thuyền neo đậu từng cụm để trao đổi mua bán với nhau vô cùng hấp dẫn và trông thật đẹp làm sao.

Xem thêm các Giải thưởng khác tại đây:

Bích Thủy – TCKT.VN
© Tạp chí kiến trúc