Sự cố đáng tiếc ở ngôi biệt thự 107 Trần Hưng Đạo vừa qua là một tổn thất về nhiều mặt. Chúng ta cần xem lại, rà soát lại công tác bảo tồn di sản nói chung và trên địa bàn Hà Nội nói riêng. Theo tôi, cần phải đảm bảo nguyên tắc: Bảo tồn di sản cảnh quan kiến trúc, công trình nhưng phải an toàn và phục vụ dân sinh.
Với Khu phố cũ Hà Nội, nơi có rất nhiều công trình di sản, đẹp và tạo nên hồn cốt cho Hà Nội, rất cần có cơ chế duy tu, bảo dưỡng thường xuyên trên cơ sở điều tra, khảo sát thực tế. Từ kinh nghiệm nhiều năm làm công tác bảo tồn, tôn tạo và phát huy giá trị khu phố cổ Hà Nội, tôi cho rằng: Các công trình biệt thự cổ phải được đầu tư cải tạo với sự tham gia của nhà nước và cộng đồng. Muốn làm được điều này, nên có chủ trương, cơ chế phù hợp với pháp luật hiện hành, nêu rõ quyền hạn và trách nhiệm của cả người quản lý và sử dụng, tạo điều kiện tối đa cho người dân sống an toàn, đáp ứng nhu cầu cuộc sống hiện đại, cả trong trường hợp họ muốn rời khỏi theo chủ trương giãn dân. Có như vậy thì mới giữ được các công trình kiến trúc di sản và nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân đô thị. Bởi lẽ, mục tiêu của bảo tồn và phát triển chính là việc nâng cao chất lượng sống của người dân, hướng tới việc xây dựng Hà Nội trở thành Thành phố sống tốt và phát triển bền vững.
KTS Tô Toàn
Phó Chủ tịch Hội KTS Hà Nội
(Bài đăng trên Tạp chí Kiến trúc 09 – 2015)
Bài liên quan:
- Quản lí, bảo trì, bảo tồn các biệt thự Pháp tại Hà Nội
- Về các công trình kiến trúc Pháp ở Hà Nội
- Một vài suy nghĩ về Biệt thự Pháp ở Hà Nội và phương pháp khôi phục, bảo tồn
- Bảo tồn, phát huy giá trị di tích kiến trúc và yêu cầu gia cố, bảo trì công trình
- Cần rà soát và triển khai sớm việc kiểm định chất lượng các công trình di sản
- Những ngôi biệt thự Pháp cần sự quan tâm của cả cộng đồng
- Cần hiểu đúng về phương pháp bảo tồn
- Biệt thự Hà Nội: Kẻ muốn giữ, người muốn phá