- Tên đồ án: Không gian văn hóa làng gốm Thổ Hà
- Giải thưởng: Giải Khuyến khích Loa Thành 2021
- SVTH: Vũ Hồng Ngọc
- GVHD: Ths. KTS. Nguyễn Trần Liên
- Trường: ĐH Kiến trúc Hà Nội
Nằm ven bờ con sông Cầu thơ mộng, Thổ Hà là một trong ba làng có nghề gốm cổ nổi tiếng của vùng Đồng bằng Bắc Bộ. Tuy nhiên, đứng trước sức ép của quá trình chuyển đổi kinh tế, nghề gốm dần bị thay thế bởi những nghề khác như nghề làm bánh đa, nuôi lợn… Làng nghề đang có nguy cơ thất truyền khi chỉ còn một gia đình duy nhất duy trì nghề truyền thống. Mặc dù vậy người Thổ Hà vẫn luôn tự hào và thiết tha mong muốn một ngày nào đó, nghề gốm của làng sẽ trở lại thời kỳ huy hoàng xưa. Bên cạnh đó, làng Thổ Hà hôm nay vẫn may mắn giữ được phần lớn những nét đặc trưng nổi bật cấu trúc không gian tổng thể của làng cho đến từng công trình độc lập. Đó là những thế mạnh cần được khai thác phục vụ cho sự phát triển của làng trong bối cảnh kinh tế thị trường hiện nay.
Tổng thể đồ án là một cấu trúc được định trục, phát triển tiếp nối trục tâm linh/tín ngưỡng chính của ngôi làng. Hoạt động chức năng chính là trưng bày sản phẩm (để quảng bá giá trị), giao lưu cộng đồng (để gìn giữ những nét văn hoá đặc trưng) và các hoạt động câu lạc bộ để lưu giữ và truyền lại các bí quyết nghề truyền thống. Hình tượng trăng soi bóng nước (Lăng Già nguyệt) được gợi lên trong cấu trúc tổng thể như nhắc nhớ về dòng Như Nguyệt cùng với bản “hùng thi” của Lý Thường Kiệt năm xưa…
Tham vọng hồi sinh làng nghề gốm Thổ Hà được thực hiện qua việc thiết lập đồ án phát triển hài hòa về nhiều mặt và tất nhiên sẽ không có một sự can thiệp thô bạo nào vào đời sống hiện tại của người dân ở đây. Theo đó, sẽ hình thành một tuyến du lịch và Thổ Hà là điểm đến. Việc gây dựng lại nghề gốm được coi là giải pháp then chốt, ngoài việc đảm bảo làng nghề được phát triển bền vững mà còn kết nối hình thức tham quan trải nghiệm làng nghề và phát triển du lịch sinh thái. Ở đó, không gian văn hóa làng gốm Thổ Hà được sinh ra với ý nghĩa thu hút thêm khách du lịch muốn tìm hiểu và nghiên cứu về làng và nghề gốm. Nó được xem là một khoảng liên kết giữa các chức năng khác, có phần nổi trội, mang tính “điểm tựa” và phải có sự gắn bó hữu cơ với làng về mặt văn hóa và hình tượng kiến trúc.
Một không gian đậm chất gốm
- Các nét kiến trúc và quy hoạch đặc trưng của làng gốm Thổ Hà được hình thành trong quá trình phát triển: Những con ngõ nhỏ, những ngôi nhà mái ngóc hai dốc, nhà nhấp nhô, vật liệu địa phương: tiểu sành, mảnh chum…
- Một không gian giao lưu gốm: Nơi các nghệ nhân nổi tiếng ở Thổ Hà có thể đến để chia sẻ kinh nghiệm làm gốm đồng thời là một nơi giữ gìn truyền thống gốm cổ của dân làng.
- Một không gian gìn giữ nghề gốm: Là nơi con em trong làng có thể đến học tập, nối tiếp cha anh để lưu giữ và phát triển nghề gốm. Đồng thời cũng là cơ hội để gắn kết những dòng họ làm gốm với nhau, tạo nên một tổng thể cùng phát triển.
- Một không gian bảo tồn: Bảo tồn các giá trị kiến trúc truyền thống của nghề gốm song song với việc thúc đẩy nghề gốm phát triển sẽ đưa Thổ Hà trở thành một làng nghề gốm truyền thống có hình ảnh đẹp trong lòng du khách trong nước và nước ngoài. Từ đó góp phần làm nổi bật hình ảnh Việt Nam hiện đại nhưng vẫn đậm đà bản sắc dân tộc.
- Một không gian giao lưu văn hóa: Nơi các người dân trong làng và khách du lịch có thể đến để giao lưu các hoạt động cộng đồng: làm gốm, hát quan họ, chèo…
- Một địa điểm du lịch: Du khách trong và ngoài nước có thể đến tham quan, tìm hiểu lịch sử hình thành và phát triển làng gốm Thổ Hà và tự tay nặn, tô vẽ và mang sản phẩm về.
Xem thêm các đồ án đạt giải:
(Các đồ án sẽ tiếp tục được Tạp chí Kiến trúc cập nhật trong thời gian tới, trân trọng kính mời quý bạn đọc theo dõi tại: https://www.tapchikientruc.com.vn/tin-tuc/ket-qua-giai-thuong-loa-thanh-lan-thu-33-2021.html
Giải Nhất (3)
- Thập Tam Trại – Không gian trải nghiệm, bảo tồn và phát triển làng nghề Hà Nội – CC – 17 – Vi Thị Nguyệt – ĐH Xây dựng Hà Nội
- Trung tâm thiền định Thiên Cầm Sơn – CC – 35 – Võ Hoàng Vinh – ĐH Kiến Trúc TP. HCM
- Thiết kế kiến trúc cảnh quan một phần tuyến đường sắt răng cưa Đà Lạt – Phan Rang, đoạn từ trạm Đa Thọ đến Tràm Hành – QĐ – 10 – Lê Tấn Chung – ĐH Kiến Trúc TP. HCM
Giải Nhì (7)
- Trung tâm đại học Carcassonne – Bastide Point – CC – 16 – Trần Công Hoan – ĐH Xây dựng Hà Nội
- Trung tâm khám phá Mỏ đá trắng Mông Sơn kết hợp du lịch Hồ Thác Bà, Yên Bái – CC – 43 – Trần Anh Tuấn – ĐH Kiến trúc Hà Nội
- Trung tâm chế tác và trưng bày đèn lồng Hội An – CC – 62 – Trần Trung Nhân – ĐH Kiến trúc Đà Nẵng
- Không gian tổ hợp Tống Duy Tân – Bridge City – QH – 16 – Nguyễn Lê Huy – ĐH Kiến trúc Hà Nội
- Khu ở Quang Trung – NO – 5 – Võ Sỹ Hùng – ĐH Kiến trúc Hà Nội
- Nhà hàng Ái Cơ – NT – 10 – Bùi Thị Quỳnh Anh – ĐHDL Văn Lang
- Trung tâm cứu hộ động vật và nghiên cứu môi trường hoang dã rừng Nam Cát Tiên – CC – 33 – Phan Nguyễn Nguyên Nhi – ĐH Kiến Trúc TP. HCM
Giải Ba (16)
- Thư viện tổng hợp Nam Sài Gòn – CC – 6 – Phạm Đăng Khoa – ĐHDL Văn Lang
- Trung tâm cao niên Tp. Hồ Chí Minh – CC – 7 – Nguyễn Hoàng Phú – ĐHDL Văn Lang
- Trung tâm trưng bày và thực nghiệm hang động núi lửa Krông Nô – CC – 11 – Đinh Sỹ Tuấn – ĐH Thủ Dầu Một
- Giảng Võ Đường – Trung tâm văn hóa Võ thuật Giảng Võ – CC – 12 – Nguyễn Hà Trung Hiếu – ĐH Xây dựng Hà Nội
- Không gian văn hóa sông nước đồng bằng sông Cửu Long – CC – 22 – Nguyễn Thị Mỹ Duyên – ĐH Bách Khoa Tp. HCM
- Không gian hồi ức Chín Hầm – CC – 24 – Nguyễn Văn Nam – ĐH Khoa học – ĐH Huế
- Bảo tàng lịch sử Công giáo – CC – 26 – Bùi Thị Thùy Ngân – ĐH Kiến Trúc TP. HCM
- Bảo tàng nghệ thuật Kh’mer Tây Nam Bộ – CC – 27 – La Thanh An – ĐH Kiến Trúc TP. HCM
- Trung tâm văn hóa nghệ thuật dân gian Tây Hồ – CC – 45 – Trịnh Đăng Huy – ĐH Kiến trúc Hà Nội
- Khu du lịch – nghiên cứu phát triển hệ sinh thái rạn san, Hòn Lưỡi Liềm, vịnh Hạ Long – CC – 48 – Nguyễn Thị Thúy – ĐH Kiến trúc Hà Nội
- Nhà máy sản xuất sản phẩm từ rác thải Tp. Hồ Chí Minh – CN – 1 – Hồ Thanh Nhã – ĐH Bách khoa, ĐHQG Tp. Hồ Chí Minh
- Nông trại thực nghiệm kết hợp du lịch sinh thái Pleiku – CC – 58 – Nguyễn Phương Linh – ĐH Tôn Đức Thắng
- Bảo tàng lịch sử Đô thị Tp. Hồ Chí Minh – CC – 67 – Lê Tuấn Mỹ – ĐH Công nghệ Tp. Hồ Chí Minh – Hutech
- Làng sinh viên thích nghi “thời Covid” – NO – 3 – Nguyễn Ngọc Hà – ĐH Bách khoa ĐHQG Tp. Hồ Chí Minh
- Bảo tàng khảo cổ Thành Hồ – CC – 78 – Nguyễn Văn Mạnh – Đại học Xây dựng Miền Trung
- Tổ chức không gian làng ngư dân Trí Nguyên – QH-19 – Lê Gia Đạt – Đại học Xây dựng Miền Trung
Giải Khuyến khích (15)
- Trung tâm sinh hoạt văn hóa Thanh niên – 3HA – CC – 8 – Đinh Thị Xuân Mộc – ĐHDL Văn Lang
- Thánh địa La Vang – CC – 25 – Nguyễn Thanh Hiếu – ĐH Khoa học – ĐH Huế
- Bảo tàng sinh vật học Tây Nguyên – CC – 28 – Ngô Đức Bảo Lâm – ĐH Kiến Trúc TP. HCM
- Bảo tàng voi Tây Nguyên – CC – 50 – Trần Thị Thu Trang – ĐH Kiến trúc Hà Nội
- Không gian văn hóa làng gốm Thổ Hà – CC – 53 – Vũ Hồng Ngọc – ĐH Kiến trúc Hà Nội
- Công viên tái chế rác hữu cơ Hà Nội – CC – 54 – Ngô Minh Hiếu – ĐH Kiến trúc Hà Nội
- Trường dân tộc nội trú Tri Lễ – Nghệ An – CC – 56 – Phan Thị Phượng – ĐH Tôn Đức Thắng
- Thiết kế trung tâm bảo tồn và phát triển sản phẩm từ cây cói huyện Cần Được, Long An – CC – 68 – Hồ Thùy Dương – ĐH Công nghệ Tp. Hồ Chí Minh – Hutech
- Bệnh viện quốc tế Hà Nội – Hải Dương – CC – 75 – Nguyễn Đức Hoản – ĐH Xây dựng Hà Nội
- Thiết kế đô thị Khu dân cư ven suối Ia Nắc (thuộc 1 phần phường Hội Thương – Hội Phú) Tp. Pleiku, tỉnh Gia Lai – QĐ – 8 – Nguyễn Thị Nguyệt Ánh – ĐH Kiến Trúc TP. HCM
- Chạm – QH xã Lao Và Chải, định hướng phát triển bền vững – QH – 12 – Nguyễn Trọng Sơn; Nguyễn Thị Ngọc; Đỗ Thị Thanh Tâm – ĐH Kiến trúc Hà Nội
- Invisble Bungalow – NT – 2 – Trương Ái Vy – ĐH Hoa Sen
- Văn phòng Toong gen Z – NT – 5 – Quách Khánh Lương – ĐH Công nghệ Tp. Hồ Chí Minh
- Nhà hàng Giang Môn – NT – 9 – Trần Thị Tường Duyên – ĐHDL Văn Lang
- Làng bảo trợ trẻ em yếu thế – Làng trong Làng – CC-77 – Nguyễn Đình Nam – ĐH Xây dựng Miền Trung
Tố Uyên – TCKT.VN
© Tạp chí kiến trúc