- Tên đồ án: Nhà hàng Ái Cơ
- Giải thưởng: Giải Nhì Loa Thành 2021
- SVTH: Bùi Thị Quỳnh Anh
- GVHD: NTK. Nguyễn Hữu Đạt Sanh
- Trường: ĐHDL Văn Lang
Kinh Kịch vốn là nghệ thuật truyền thống dân tộc Trung Quốc được tôn là “Ca kịch phương Đông”, quốc túy thuần túy và là tinh hoa của nhân loại. Nét văn hóa tuy lâu đời vẫn giữ được gần như nguyên vẹn của thuở ban đầu. Giữa dòng chảy thời đại mọi thứ được toàn cầu hóa, cuốn đi những giá trị truyền thống- những điều nuôi dưỡng tâm hồn con người. Vì thế cũng không thể tránh khỏi nghệ thuật Kinh Kịch cũng đứng trước nguy cơ mai một dần. Để giao lưu văn hóa các nước hiện nay trở nên dễ dàng, mà ẩm thực đóng vai trò chủ yếu về sự trải nghiệm ẩm thực bên trong không gian kiến trúc – nội thất của quốc gia mang đến văn hóa đó.
Thiết kế ở đây muốn giới thiệu về bộ môn nghệ thuật truyền thống đầy thăng trầm, đầy sắc thái lại rất huyền bí. Giữ lại sự kết nối giữa những giá trị lịch sử với nhịp sống hiện đại, con người với cội nguồn.
Nhà hát xưa thực sự đã trở thành một cánh cửa để bước vào với bộ môn nghệ thuật này không chỉ xem một buổi biểu diễn tuyệt vời, mà như được sống trong vở kịch đó. Những vở kịch cổ dần trải rộng khắp thế giới nhưng chưa phổ biến ở Việt Nam. Và sân khấu vở kịch cổ nổi tiếng hào hùng rực rỡ và bi tráng “Bá Vương Biệt Cơ” là một trong những xúc cảm mạnh mẽ nhất để tạo nên Nhà hàng Ái Cơ. Không khí vở kịch lan tỏa khắp không gian tựa như đi vào sân khấu cổ Trung Hoa vừa có nét trầm lắng huyền bí vừa rực rỡ lộng lẫy; vừa có chút cổ mang hơi cội nguồn vừa hiện đại mang hơi thở thời đại. Nhịp điệu không gian thẳng và cứng cáp từ kiến trúc cổ, đường cong mềm mại từ sự thướt tha của nàng Ngu Cơ, đường ziczac chính là sự pha trộn. Thiết kế không chỉ ở việc kể về giá trị lịch sử và vẻ đẹp truyền thống, mà còn chứa sự hi vọng mọi người có thể mở rộng tầm mắt và nâng cao tri thức trải nghiệm về lịch sử văn hoá văn minh khác nhau trên mọi miền thế giới.
Nhìn chung, thiết kế mang đậm dấu ấn thời gian sẽ trải dài xuyên suốt trong tất cả các không gian. Đưa thực khách đến gần hơn với Kinh Kịch với các vở kịch mang điển tích cổ vẫn được kể cho nhiều đời sau qua không khí nhà hát và sân khấu xưa rực rỡ và sâu lắng. Mỗi một thực khách đến đây đều có những trải nghiệm mới về không gian, về văn hóa cũng như tạo nên những xúc cảm đáng nhớ, say lòng người chiêm ngưỡng.
Xem thêm các đồ án đạt giải:
(Các đồ án sẽ tiếp tục được Tạp chí Kiến trúc cập nhật trong thời gian tới, trân trọng kính mời quý bạn đọc theo dõi tại: https://www.tapchikientruc.com.vn/tin-tuc/ket-qua-giai-thuong-loa-thanh-lan-thu-33-2021.html
Giải Nhất (3)
- Thập Tam Trại – Không gian trải nghiệm, bảo tồn và phát triển làng nghề Hà Nội – CC – 17 – Vi Thị Nguyệt – ĐH Xây dựng Hà Nội
- Trung tâm thiền định Thiên Cầm Sơn – CC – 35 – Võ Hoàng Vinh – ĐH Kiến Trúc TP. HCM
- Thiết kế kiến trúc cảnh quan một phần tuyến đường sắt răng cưa Đà Lạt – Phan Rang, đoạn từ trạm Đa Thọ đến Tràm Hành – QĐ – 10 – Lê Tấn Chung – ĐH Kiến Trúc TP. HCM
Giải Nhì (7)
- Trung tâm đại học Carcassonne – Bastide Point – CC – 16 – Trần Công Hoan – ĐH Xây dựng Hà Nội
- Trung tâm khám phá Mỏ đá trắng Mông Sơn kết hợp du lịch Hồ Thác Bà, Yên Bái – CC – 43 – Trần Anh Tuấn – ĐH Kiến trúc Hà Nội
- Trung tâm chế tác và trưng bày đèn lồng Hội An – CC – 62 – Trần Trung Nhân – ĐH Kiến trúc Đà Nẵng
- Không gian tổ hợp Tống Duy Tân – Bridge City – QH – 16 – Nguyễn Lê Huy – ĐH Kiến trúc Hà Nội
- Khu ở Quang Trung – NO – 5 – Võ Sỹ Hùng – ĐH Kiến trúc Hà Nội
- Nhà hàng Ái Cơ – NT – 10 – Bùi Thị Quỳnh Anh – ĐHDL Văn Lang
- Trung tâm cứu hộ động vật và nghiên cứu môi trường hoang dã rừng Nam Cát Tiên – CC – 33 – Phan Nguyễn Nguyên Nhi – ĐH Kiến Trúc TP. HCM
Giải Ba (16)
- Thư viện tổng hợp Nam Sài Gòn – CC – 6 – Phạm Đăng Khoa – ĐHDL Văn Lang
- Trung tâm cao niên Tp. Hồ Chí Minh – CC – 7 – Nguyễn Hoàng Phú – ĐHDL Văn Lang
- Trung tâm trưng bày và thực nghiệm hang động núi lửa Krông Nô – CC – 11 – Đinh Sỹ Tuấn – ĐH Thủ Dầu Một
- Giảng Võ Đường – Trung tâm văn hóa Võ thuật Giảng Võ – CC – 12 – Nguyễn Hà Trung Hiếu – ĐH Xây dựng Hà Nội
- Không gian văn hóa sông nước đồng bằng sông Cửu Long – CC – 22 – Nguyễn Thị Mỹ Duyên – ĐH Bách Khoa Tp. HCM
- Không gian hồi ức Chín Hầm – CC – 24 – Nguyễn Văn Nam – ĐH Khoa học – ĐH Huế
- Bảo tàng lịch sử Công giáo – CC – 26 – Bùi Thị Thùy Ngân – ĐH Kiến Trúc TP. HCM
- Bảo tàng nghệ thuật Kh’mer Tây Nam Bộ – CC – 27 – La Thanh An – ĐH Kiến Trúc TP. HCM
- Trung tâm văn hóa nghệ thuật dân gian Tây Hồ – CC – 45 – Trịnh Đăng Huy – ĐH Kiến trúc Hà Nội
- Khu du lịch – nghiên cứu phát triển hệ sinh thái rạn san, Hòn Lưỡi Liềm, vịnh Hạ Long – CC – 48 – Nguyễn Thị Thúy – ĐH Kiến trúc Hà Nội
- Nhà máy sản xuất sản phẩm từ rác thải Tp. Hồ Chí Minh – CN – 1 – Hồ Thanh Nhã – ĐH Bách khoa, ĐHQG Tp. Hồ Chí Minh
- Nông trại thực nghiệm kết hợp du lịch sinh thái Pleiku – CC – 58 – Nguyễn Phương Linh – ĐH Tôn Đức Thắng
- Bảo tàng lịch sử Đô thị Tp. Hồ Chí Minh – CC – 67 – Lê Tuấn Mỹ – ĐH Công nghệ Tp. Hồ Chí Minh – Hutech
- Làng sinh viên thích nghi “thời Covid” – NO – 3 – Nguyễn Ngọc Hà – ĐH Bách khoa ĐHQG Tp. Hồ Chí Minh
- Bảo tàng khảo cổ Thành Hồ – CC – 78 – Nguyễn Văn Mạnh – Đại học Xây dựng Miền Trung
- Tổ chức không gian làng ngư dân Trí Nguyên – QH-19 – Lê Gia Đạt – Đại học Xây dựng Miền Trung
Giải Khuyến khích (15)
- Trung tâm sinh hoạt văn hóa Thanh niên – 3HA – CC – 8 – Đinh Thị Xuân Mộc – ĐHDL Văn Lang
- Thánh địa La Vang – CC – 25 – Nguyễn Thanh Hiếu – ĐH Khoa học – ĐH Huế
- Bảo tàng sinh vật học Tây Nguyên – CC – 28 – Ngô Đức Bảo Lâm – ĐH Kiến Trúc TP. HCM
- Bảo tàng voi Tây Nguyên – CC – 50 – Trần Thị Thu Trang – ĐH Kiến trúc Hà Nội
- Không gian văn hóa làng gốm Thổ Hà – CC – 53 – Vũ Hồng Ngọc – ĐH Kiến trúc Hà Nội
- Công viên tái chế rác hữu cơ Hà Nội – CC – 54 – Ngô Minh Hiếu – ĐH Kiến trúc Hà Nội
- Trường dân tộc nội trú Tri Lễ – Nghệ An – CC – 56 – Phan Thị Phượng – ĐH Tôn Đức Thắng
- Thiết kế trung tâm bảo tồn và phát triển sản phẩm từ cây cói huyện Cần Được, Long An – CC – 68 – Hồ Thùy Dương – ĐH Công nghệ Tp. Hồ Chí Minh – Hutech
- Bệnh viện quốc tế Hà Nội – Hải Dương – CC – 75 – Nguyễn Đức Hoản – ĐH Xây dựng Hà Nội
- Thiết kế đô thị Khu dân cư ven suối Ia Nắc (thuộc 1 phần phường Hội Thương – Hội Phú) Tp. Pleiku, tỉnh Gia Lai – QĐ – 8 – Nguyễn Thị Nguyệt Ánh – ĐH Kiến Trúc TP. HCM
- Chạm – QH xã Lao Và Chải, định hướng phát triển bền vững – QH – 12 – Nguyễn Trọng Sơn; Nguyễn Thị Ngọc; Đỗ Thị Thanh Tâm – ĐH Kiến trúc Hà Nội
- Invisble Bungalow – NT – 2 – Trương Ái Vy – ĐH Hoa Sen
- Văn phòng Toong gen Z – NT – 5 – Quách Khánh Lương – ĐH Công nghệ Tp. Hồ Chí Minh
- Nhà hàng Giang Môn – NT – 9 – Trần Thị Tường Duyên – ĐHDL Văn Lang
- Làng bảo trợ trẻ em yếu thế – Làng trong Làng – CC-77 – Nguyễn Đình Nam – ĐH Xây dựng Miền Trung
Thu Vân – TCKT.VN
© Tạp chí kiến trúc