- Tên đồ án: Invisble Bungalow
- Giải thưởng: Giải Khuyến khích Loa Thành 2021
- SVTH: Trương Ái Vy
- GVHD: TS. KTS. Trần Minh Đức
- Trường: ĐH Hoa Sen
Đà Lạt – thành phố “ngàn hoa” nổi tiếng ở vùng đất Tây Nguyên mộc mạc, nơi nổi danh với sự hoà hợp giữa những giá trị văn hoá lâu đời của các đồng bào dân tộc Việt Nam, thiên nhiên hoang sơ hùng vĩ, và hiện đại trong cuộc cách mạng hóa về du lịch những thập niên 2010s – là một trong những sự lựa chọn hàng đầu của du khách tứ phương về một nơi nghỉ dưỡng, khác xa với những vùng biển như Nha Trang hoặc Phan Thiết, và cả những khu phố cổ như Huế hay Hội An, Đà Lạt ghi điểm mạnh mẽ trong lòng du khách qua những vẻ đẹp rất tình, bầu không khí dễ chịu đủ khiến ai khi rời xa cũng sẽ thấy nhớ.
Tình hình xã hội hiện nay đang lên, yêu cầu về việc tận hưởng giá trị cuộc sống còn cao hơn. Dịch vụ, du lịch, ẩm thực… được quan tâm nhiều hơn. Bên cạnh đó, nhu cầu nghỉ dưỡng của khách hàng ngày một nhiều hơn bởi chính thành phố mà họ đang sinh sống đang ngày càng trở nên ô nhiễm trầm trọng, ô nhiễm khói bụi, ô nhiễm tiếng ồn, các tòa nhà bốn mặt là các vách tường san sát nhau, ô cửa chật hẹp… mọi thứ dường như làm con người ta trở nên mệt mỏi ảm đạm. Cuộc sống dần trở nên tẻ nhạt, mất sức sống nên họ cần một nơi để nghỉ dưỡng và restart lại mọi thứ trước khi quay lại cuộc sống thường nhật như bình thường.
Và chính vì lí do này mà Invisible bungalow đã ra đời. Đây sẽ là nơi trải nghiệm tuyệt vời dành cho những du khách khi đến đây. Invisible Bungalow có đầy đủ tiện nghi, xung quanh là view rừng thông, thung lũng và view suối hoa rất mộng mơ sẽ làm cho du khách đắm chìm vào một không gian “chỉ có hai ta” ở đây. Cùng với thiết kế xung quanh là những vách kính trong suốt, du khách sẽ được hòa làm một cùng với thiên nhiên.
Ngay từ ban đầu, với câu châm ngôn “trần trụi với thiên nhiên, hồn nhiên với cây cỏ”, The Invisible Bungalow đã mang sứ mệnh cải thiện mối quan hệ đang ngày càng đi xuống giữa thiên nhiên và con người. Trong thời buổi công nghiệp hoá, hiện đại hoá, để theo đuổi những bước phát triển vượt bậc về công nghệ, con người đã vô tình huỷ hoại đi vẻ đẹp và sức khoẻ của mẹ thiên nhiên. Sử dụng chính các tài nguyên từ đất mẹ để mang lại những lợi nhuận ngắn hạn cho bản thân, con người đã trực tiếp tách rời khỏi sự bảo bọc của thiên nhiên, và còn tệ hơn khi thể hiện mong muốn chế ngự và kiểm soát hoàn toàn hệ sinh thái của hành tinh này.
Xem thêm các đồ án đạt giải:
(Các đồ án sẽ tiếp tục được Tạp chí Kiến trúc cập nhật trong thời gian tới, trân trọng kính mời quý bạn đọc theo dõi tại: https://www.tapchikientruc.com.vn/tin-tuc/ket-qua-giai-thuong-loa-thanh-lan-thu-33-2021.html
Giải Nhất (3)
- Thập Tam Trại – Không gian trải nghiệm, bảo tồn và phát triển làng nghề Hà Nội – CC – 17 – Vi Thị Nguyệt – ĐH Xây dựng Hà Nội
- Trung tâm thiền định Thiên Cầm Sơn – CC – 35 – Võ Hoàng Vinh – ĐH Kiến Trúc TP. HCM
- Thiết kế kiến trúc cảnh quan một phần tuyến đường sắt răng cưa Đà Lạt – Phan Rang, đoạn từ trạm Đa Thọ đến Tràm Hành – QĐ – 10 – Lê Tấn Chung – ĐH Kiến Trúc TP. HCM
Giải Nhì (7)
- Trung tâm đại học Carcassonne – Bastide Point – CC – 16 – Trần Công Hoan – ĐH Xây dựng Hà Nội
- Trung tâm khám phá Mỏ đá trắng Mông Sơn kết hợp du lịch Hồ Thác Bà, Yên Bái – CC – 43 – Trần Anh Tuấn – ĐH Kiến trúc Hà Nội
- Trung tâm chế tác và trưng bày đèn lồng Hội An – CC – 62 – Trần Trung Nhân – ĐH Kiến trúc Đà Nẵng
- Không gian tổ hợp Tống Duy Tân – Bridge City – QH – 16 – Nguyễn Lê Huy – ĐH Kiến trúc Hà Nội
- Khu ở Quang Trung – NO – 5 – Võ Sỹ Hùng – ĐH Kiến trúc Hà Nội
- Nhà hàng Ái Cơ – NT – 10 – Bùi Thị Quỳnh Anh – ĐHDL Văn Lang
- Trung tâm cứu hộ động vật và nghiên cứu môi trường hoang dã rừng Nam Cát Tiên – CC – 33 – Phan Nguyễn Nguyên Nhi – ĐH Kiến Trúc TP. HCM
Giải Ba (16)
- Thư viện tổng hợp Nam Sài Gòn – CC – 6 – Phạm Đăng Khoa – ĐHDL Văn Lang
- Trung tâm cao niên Tp. Hồ Chí Minh – CC – 7 – Nguyễn Hoàng Phú – ĐHDL Văn Lang
- Trung tâm trưng bày và thực nghiệm hang động núi lửa Krông Nô – CC – 11 – Đinh Sỹ Tuấn – ĐH Thủ Dầu Một
- Giảng Võ Đường – Trung tâm văn hóa Võ thuật Giảng Võ – CC – 12 – Nguyễn Hà Trung Hiếu – ĐH Xây dựng Hà Nội
- Không gian văn hóa sông nước đồng bằng sông Cửu Long – CC – 22 – Nguyễn Thị Mỹ Duyên – ĐH Bách Khoa Tp. HCM
- Không gian hồi ức Chín Hầm – CC – 24 – Nguyễn Văn Nam – ĐH Khoa học – ĐH Huế
- Bảo tàng lịch sử Công giáo – CC – 26 – Bùi Thị Thùy Ngân – ĐH Kiến Trúc TP. HCM
- Bảo tàng nghệ thuật Kh’mer Tây Nam Bộ – CC – 27 – La Thanh An – ĐH Kiến Trúc TP. HCM
- Trung tâm văn hóa nghệ thuật dân gian Tây Hồ – CC – 45 – Trịnh Đăng Huy – ĐH Kiến trúc Hà Nội
- Khu du lịch – nghiên cứu phát triển hệ sinh thái rạn san, Hòn Lưỡi Liềm, vịnh Hạ Long – CC – 48 – Nguyễn Thị Thúy – ĐH Kiến trúc Hà Nội
- Nhà máy sản xuất sản phẩm từ rác thải Tp. Hồ Chí Minh – CN – 1 – Hồ Thanh Nhã – ĐH Bách khoa, ĐHQG Tp. Hồ Chí Minh
- Nông trại thực nghiệm kết hợp du lịch sinh thái Pleiku – CC – 58 – Nguyễn Phương Linh – ĐH Tôn Đức Thắng
- Bảo tàng lịch sử Đô thị Tp. Hồ Chí Minh – CC – 67 – Lê Tuấn Mỹ – ĐH Công nghệ Tp. Hồ Chí Minh – Hutech
- Làng sinh viên thích nghi “thời Covid” – NO – 3 – Nguyễn Ngọc Hà – ĐH Bách khoa ĐHQG Tp. Hồ Chí Minh
- Bảo tàng khảo cổ Thành Hồ – CC – 78 – Nguyễn Văn Mạnh – Đại học Xây dựng Miền Trung
- Tổ chức không gian làng ngư dân Trí Nguyên – QH-19 – Lê Gia Đạt – Đại học Xây dựng Miền Trung
Giải Khuyến khích (15)
- Trung tâm sinh hoạt văn hóa Thanh niên – 3HA – CC – 8 – Đinh Thị Xuân Mộc – ĐHDL Văn Lang
- Thánh địa La Vang – CC – 25 – Nguyễn Thanh Hiếu – ĐH Khoa học – ĐH Huế
- Bảo tàng sinh vật học Tây Nguyên – CC – 28 – Ngô Đức Bảo Lâm – ĐH Kiến Trúc TP. HCM
- Bảo tàng voi Tây Nguyên – CC – 50 – Trần Thị Thu Trang – ĐH Kiến trúc Hà Nội
- Không gian văn hóa làng gốm Thổ Hà – CC – 53 – Vũ Hồng Ngọc – ĐH Kiến trúc Hà Nội
- Công viên tái chế rác hữu cơ Hà Nội – CC – 54 – Ngô Minh Hiếu – ĐH Kiến trúc Hà Nội
- Trường dân tộc nội trú Tri Lễ – Nghệ An – CC – 56 – Phan Thị Phượng – ĐH Tôn Đức Thắng
- Thiết kế trung tâm bảo tồn và phát triển sản phẩm từ cây cói huyện Cần Được, Long An – CC – 68 – Hồ Thùy Dương – ĐH Công nghệ Tp. Hồ Chí Minh – Hutech
- Bệnh viện quốc tế Hà Nội – Hải Dương – CC – 75 – Nguyễn Đức Hoản – ĐH Xây dựng Hà Nội
- Thiết kế đô thị Khu dân cư ven suối Ia Nắc (thuộc 1 phần phường Hội Thương – Hội Phú) Tp. Pleiku, tỉnh Gia Lai – QĐ – 8 – Nguyễn Thị Nguyệt Ánh – ĐH Kiến Trúc TP. HCM
- Chạm – QH xã Lao Và Chải, định hướng phát triển bền vững – QH – 12 – Nguyễn Trọng Sơn; Nguyễn Thị Ngọc; Đỗ Thị Thanh Tâm – ĐH Kiến trúc Hà Nội
- Invisble Bungalow – NT – 2 – Trương Ái Vy – ĐH Hoa Sen
- Văn phòng Toong gen Z – NT – 5 – Quách Khánh Lương – ĐH Công nghệ Tp. Hồ Chí Minh
- Nhà hàng Giang Môn – NT – 9 – Trần Thị Tường Duyên – ĐHDL Văn Lang
- Làng bảo trợ trẻ em yếu thế – Làng trong Làng – CC-77 – Nguyễn Đình Nam – ĐH Xây dựng Miền Trung
Tố Uyên – TCKT.VN
© Tạp chí kiến trúc